Vải umi là chất liệu được lựa chọn nhiều nhất

Thế nào là vải umi? Những tính chất nổi bật của vải umi

Bình chọn

Vải umi là một trong các loại vải được trở thành một giải pháp thế bền vững cho chất liệu cotton hoặc polyester đang đặc biệt được ưa chuộng hiện nay. Bởi tình trạng ô nhiễm môi trường là một vấn đề nan giải đối với con người và đối với ngành dệt may cũng thế. Ngay tại đây, hãy cùng Đồng Phục Thiên Trang tìm hiểu vì sao chất umi lại là một sự thay thế tối ưu nhất nhé.

Chất liệu vải umi là gì?

Chất vải umi là một loại vải bán tổng hợp được dệt từ sợi tơ nhân tạo và lẫn cả sợi tơ tự nhiên có thành phần từ bột gỗ của các sợi tre, mía, nứa, thông,… Chất liệu vải viscose rayon còn có tính chất khô thoáng tốt và mềm mại trên làn da, chính vì thế phù hợp để may các loại trang phục như quần vải umi hoặc chân váy đồng phục, phù hợp với những quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam.

Chọn may quần áo với chất liệu vải umi thấm hút mồ hôi tốt
Chọn may quần áo với chất liệu vải umi thấm hút mồ hôi tốt

Sự xuất hiện của vải umi

Vải umi (trong tiếng Anh: Viscose Rayon) được ra đời vào năm 1883, bởi 1 nhà khoa học người Pháp Henri de Chardonnet. Ông đã phát hiện ra rằng bột gỗ khi được điều chế bằng một số chất hóa học có thể tạo thành dung dịch visco. Chính vì thế, sự mỏng nhẹ và đặc tính thông thoáng của chất umi đã khiến cho loại vải này thành một chất liệu lý tưởng cho các sản phẩm đòi hỏi sự thoải mái và sự linh hoạt cao.

Quy trình sản xuất vải umi

Để có được những tấm vải umi chất lượng tốt phải trải qua nhiều quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo các bước như sau:

  • Bước 1: Nghiền nhỏ gỗ thành bột và ngâm trong hóa chất hòa tan để phân rã, tạo thành dung dịch bột gỗ màu nâu.
  • Bước 2: Tiến hành tẩy trắng bột gỗ để bắt đầu tạo sợi vải
  • Bước 3: Bột gỗ được sử lý bằng Carbon Disulfide sẽ được hòa tan trong dung dịch NAOH loãng để tạo thành dung dịch Viscose.
  • Bước 4: Dung dịch Viscose được bơm qua lỗ nhỏ tạo áp suất để kéo sợi và dệt thành sợi viscose thô

Tính chất của vải umi

Tính chất vật lý

  • Sợi cellulose trong vải umi có độ mềm mại tự nhiên, không gây ngứa khi mặc
  • Chất liệu umi có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nhờ vào sự pha trộn với sợi polyester và cotton, sự kết hợp này cũng tạo ra vải kaki thun độc đáo giúp người mặc luôn thoáng mát, phù hợp với khí hậu nóng ẩm như Việt Nam
  • Khả năng co giãn không cao
  • Chất liệu rayon có độ bền không cao như các sợi polyester hay vải nylon
Chất vải umi mềm mại được dùng trong may mặc nhiều nhất
Chất vải umi mềm mại được dùng trong may mặc nhiều nhất

Tính chất hóa học

  • Chất liệu vải may umi không bền với lửa, do được tổng hợp hợp từ các sợi tự nhiên như bột gỗ tre, nứa có tính dễ cháy
  • Khi tiếp xúc với môi môi trường ẩm sau 1 thời gian, vải umi hay các loại vải có nguồn gốc tự nhiên như vải linen sẽ dễ bị ẩm mốc, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới chất lượng
  • Có tính không tan trong nước, không bị co rút khi giặt
Tính chất hóa học của vải umi
Tính chất hóa học của vải umi

Ưu nhược điểm của vải umi

Ưu điểm

  • Khả năng hút nước và mồ hôi vượt trội, thúc đẩy quá trình bay hơi nhanh chóng
  • Tạo sự khô thoáng và mát mẻ cho người mặc bởi có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt vải giúp không khí lưu thông nhanh chóng.
  • Vải Umi có bề mặt mềm mại, mịn màng, có độ rủ và bóng tương tự như vải lụa
  • Bền màu, giữ được màu khi sử dụng lâu dài.
  • Để chất liệu umi co giãn tốt hơn, chất liệu này thường được pha với sợi spandex để tăng độ giãn

Nhược điểm

  • Có độ bền không cao, dễ bị tưa sợi nên tránh cọ xát khi mặc
  • Vải umi dễ bị ẩm mốc, vào các ngày trời mưa thì nên phơi khô sau khi giặt
  • Dễ bị nhăn, nhàu và bắt lửa. Vì sợi Umi có cấu trúc xốp và thành phần cellulose, đây là một loại chất dễ cháy
  • Kém bền dưới ánh nắng lâu ngày, nên phơi đồ dưới ánh nắng nhẹ, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp

Vải umi có giá bao nhiêu?

Giá vải umi giao động từ 120.000đ – 150.000đ/mét, loại vải này được coi là một trong các chất liệu may mặc có giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại vải như vải nhung thun hoặc vải lụa, phù hợp để may nhiều loại trang phục. Với giá thành thấp nhưng vải viscose rayon vẫn có được những tính chất nổi bật, là sự lựa chọn hợp lý không hề kém cạnh so với các loại vải cotton hay polyester.

Ứng dụng của vải umi trong cuộc sống

Vải rayon thường được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang, loại vải này có khả năng khô thoáng trên da hơn loại vải tuyết mưavải tuytsi, vì thế được chọn để may quần vải umi, các bộ đồng phục, áo chống nắng hoặc đồ thể thao mang lại thoải mái trong khi vận động.

Với những ưu điểm nổi bật trên, chất vải umi Hàn và thun umi cũng được sử dụng để may các sản phẩm nội thất như rèm cửa, khăn trải bàn, túi xách mang đến cảm giác mềm mại và sang trọng cho không gian phòng.

Vải umi thường được dùng để may áo chống nắng tốt nhất
Vải umi thường được dùng để may áo chống nắng tốt nhất

So sánh giữa vải Viscose và vải Cotton

Vải umi cao cấp có nhiều đặc tính giống như vải cotton và được sử dụng nhiều trong ngành may mặc, dưới đây là một số điểm phân biệt giữa 2 loại vải này.

Đặc điểm Vải Umi – Viscose Rayon Vải Cotton
Nguồn gốc Được tổng hợp từ hóa chất và thực vật: Cellulose gỗ Có nguồn gốc từ thực vật: Cây bông
Tính chất sợi Sợi bán tổng hợp Sợi tự nhiên
Thấm hút mồ hôi Tốt hơn 3-4 lần so với Cotton Tốt
Mức độ nhăn Nhăn nhiều hơn Cotton Nhăn ít
Độ mềm mại Độ mềm mại cao Độ mềm mại thấp hơn vải rayon
Độ bền Thấp hơn so với Cotton, dễ bị bai dão và co rút Độ bền cao, không bị bai dão và co rút
Giá thành Giá vải umi thành rẻ hơn cotton Giá thành cao hơn umi
Ứng dụng Thường được dùng để may áo sơ mi, váy, đầm body,… Thường được dùng cho quần áo hằng ngày như quần áo ngủ, đồ bộ,…

Hướng dẫn bảo quản vải Umi lâu bền

  • Không nên giặt vải Viscose với cường độ cao sẽ làm giãn vải
  • Nên giặt vải umi bằng tay và hạn chế vắt đồ mạnh tay làm cho đồ bị biến dạng
  • Không nên ngâm vải quá lâu trong nước, đặc biệt là chất tẩy rửa mạnh và nước nóng sẽ làm hạn chế khả năng co giãn của vải
  • Phơi đồ khi trời mát mẻ, không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng vải
  • Sử dụng bàn ủi ở mức độ thấp để tránh vải rayon có tình trạng bị co, nhăn khi ủi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
.