Vải lụa cao cấp được chọn may phổ biến nhất

Vải lụa là vải gì? Các loại vải lụa cao cấp nhất hiện nay

Vải lụa là một trong các loại vải được coi là quý giá và chỉ tầng lớp vua chúa và quý tộc mới được sử dụng thời xưa. Loại vải lụa tơ tằm cao cấp này còn là thứ mà người xưa dùng để trao đổi, có giá trị tương đương với tiền tệ. Vậy hãy cùng Đồng Phục Thiên Trang tìm hiểu thêm về việc vì sao chất lụa này lại quý đến như vậy ngay tại bài viết này.

Vải lụa là gì?

Vải lụa (trong tiếng Anh: vải Silk) là một loại sợi cao cấp bậc nhất có nguồn gốc từ sợi tự nhiên được sản xuất từ côn trùng. Trong quá trình xây dựng tổ, tạo kén của một số loại côn trùng như tằm, nhện, ong, kiến,… Trong số đó, loại vải phổ biến nhất được sản xuất từ sợi tơ tằm, được biết đến với độ bóng và độ mềm mỏng hơn hầu hết các loại vải, tạo nên một thiết kế sang trọng đặc trưng.

Vải từ lụa tơ tằm được coi là biểu tượng của sự sang trọng từ thời xa xưa. Bởi vì vải lụa được sản xuất từ quá trình tạo kén của tơ tằm, loại côn trùng nhỏ. Quá trình này không chỉ phức tạp mà còn tốn rất nhiều thời gian hơn so với việc sản xuất vải tuyết mưa hay vải tuytsi, chính vì thế loại vải tơ tằm này đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận đặc biệt từ người làm nghề.

Vải lụa là loại vải được dệt từ kén của các loại côn trùng
Vải lụa là loại vải được dệt từ kén của các loại côn trùng

Nguồn gốc và sự phát triển của vải lụa

Vào những khoảng những năm 6000 năm trước công nguyên, Hà Nam, Trung Quốc là nơi đầu tiên tìm ra cách trồng dâu, nuôi tằm và dệt thành lụa đầu tiên trên thế giới. Do quá trình sản xuất phức tạp, vải lụa trong thời kỳ này chỉ dành riêng cho vua chúa và tầng lớp quý tộc. 

Loại vải lụa tơ tằm đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở Trung Quốc, sau đó mở rộng sức ảnh hưởng khắp Châu Á, tiếp đó thông theo con đường tơ lụa để lan sang khắp Châu Âu, tạo ra một sợi dây liên kết và giao thoa văn hóa, thương mại rộng lớn trải dài khắp 2 châu lục.

Theo thần tích làng Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội có nghề chăm tằm và ươm tơ được truyền dạy bởi công chúa Thiều Hoa. Dựa vào điều kiện khí hậu mát mẻ, chính vì thế nghề dệt lụa và sản xuất vải lụa tơ tằm truyền thống này cũng trở nên phát triển và được gìn giữ cho tới nay. 

Trung Quốc là nơi sản xuất ra vải lụa đầu tiên dành cho tầng lớp vua chúa thời xưa
Trung Quốc là nơi sản xuất ra vải lụa đầu tiên dành cho tầng lớp vua chúa thời xưa

Tính chất của vải lụa

Vải lụa là một loại vải cao cấp hạng nhất được dệt từ tơ tằm có đặc tính nổi bật là độ mềm mại, mịn màng, tạo cảm giác êm ái và thanh lịch khi mặc. Bên cạnh đó, loại vải này còn có độ bền cao và có tính thẩm mỹ, mang lại vẻ đẹp sang trọng và quý phái.

Tính chất vật lý

  • Chất lụa có độ bền cao, chịu được trong điều kiện ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao
  • Có độ co giãn vừa phải, giúp người mặc vận động thoải mái
  • Vải lụa có khả năng thấm hút tốt, giúp người mặc luôn mát mẻ
  • Khả năng phản lại ánh sáng tốt, khi có ánh sáng chiếu vào sẽ tạo ra độ bóng, óng ánh trên vải

Tính chất hóa học

  • Có khả năng lưu trữ nước lên đến 11% trọng lượng của vải
  • Khi tiếp xúc với nước thì lụa sẽ kém bền đi rất nhiều
  • Có thể phân hủy sinh học vì vải lụa có nguồn gốc từ sợi tự nhiên
  • Lụa tan trong dung dịch axit sulphuric

Ưu điểm của vải lụa

Với các tính chất nổi bật, lụa là một loại vải có độ bóng, trọng lượng rất nhẹ, độ bền lâu cao và khả năng cách nhiệt tốt nên giúp cơ thể không bị lạnh khi trời đông. Vải lụa là một loại sợi tự nhiên từ protein nên có tính kháng khuẩn cao, vì thế không gây kích ứng trên da khi mặc lên. Đồng thời loại vải lụa cao cấp này có tính chịu nhiệt tốt với nhiệt độ lên tới 200 độ C mà vải không bị biến dạng.

Vải lụa là một trong các loại vải có độ bóng tự nhiên được nhiều người sử dụng nhất
Vải lụa là một trong các loại vải có độ bóng tự nhiên được nhiều người sử dụng nhất

Nhược điểm của vải lụa

  • Dễ bị côn trùng làm hư hại: Vì vải lụa tơ tằm có nguồn gốc từ protein nên dễ bị côn trùng cắn
  • Vải dễ bị ố vàng khi thấm mồ hôi: Do có chứa nhiều muối, axit và chất khác nên tạo ra phản ứng hóa học làm thay đổi màu sắc ban đầu của vải
  • Khó nhuộm màu: Do loại vải có cấu trúc tự nhiên phức tạp, làm cho quá trình nhuộm trở nên khó hơn
  • Độ đàn hồi kém: Vải lụa dễ bị nhăn và rách khi chỉ có thể kéo căng 1/7 độ dài của vải
  • Khó bảo quản: Cần được làm sạch bằng tay nhẹ nhàng với nước lạnh và xà phòng có tính tẩy rửa không cao
  • Giá thành cao: Chất liệu lụa có nguồn gốc và quy trình tạo ra phức tạp, chính vì thế giá vải silk cũng cao hơn so với hầu hết tất cả các loại vải khác.

Tổng hợp các loại vải phổ biến trên thị trường

Lụa cotton

Là sự kết hợp của 2 loại sợi tự nhiên là sợi bông và sợi tơ tằm khác với vải kaki thun có nguồn gốc nhân tạo, vải lụa cotton cao cấp thường áp dụng tỉ lệ 90% là sợi bông và 10% là sợi tơ tằm để mang lại sự mịn màng, mềm mại trên da. Với khả năng chống tĩnh điện nên loại vải này được sử dụng trong nhiều thời tiết khác nhau, giữ được form dáng ban đầu của trang phục.

Lụa gấm

Vải gấm là một loại vải được dệt với kỹ thuật đặc biệt để tạo ra những họa tiết hoa văn nổi trên bề mặt lụa độc đáo với độ thoáng khí và khả năng thấm hút mồ hôi như vải linen. Thông thường, loại vải cao cấp này được dùng để may áo dài hoặc các trang phục truyền thống, tạo sự sang trọng mang hơi hướng cổ điển và truyền thống dân tộc.

Lụa satin

Áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn, kết hợp giữa sợi ngang và sợi dọc nên tạo ra được những đường vân nổi độc đáo trên bề mặt. Lụa satin tơ tằm là loại sợi cao cấp nhất, chính vì thế loại vải này có độ bền lâu và độ mềm mại cao nhất trong các loại vải lụa cao cấp.

Lụa cát

Vải lụa có độ co giãn không cao như các loại vải cotton hoặc vải nhung thun nhưng khi kết hợp với sợi spandex, tạo thành vải lụa cát tạo nên chất vải có độ co giãn vừa phải. Cũng sử dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tương tự như vải satin, lụa cát được tạo thành từ những đường vân họa tiết không đều nhau và không bằng phẳng, chính vì thế tạo độ nhám nhẹ, lợn cợn như những hạt cát trên bề mặt. Chất lụa cát thường được sử dụng để may làm áo quần thể thao hay váy dạ hội, áo dài trong các dịp đặc biệt. 

Tổng hợp các loại vải lụa được ưa chuộng nhất
Tổng hợp các loại vải lụa được ưa chuộng nhất

Lụa Twill

Lụa Twill là loại vải được tạo ra thông qua phương pháp dệt đan chéo, mang lại kết cấu vải mạnh mẽ và chắc chắn. Nguyên liệu chủ yếu sử dụng để sản xuất vải Twill là tơ tằm, kết hợp với kỹ thuật dệt đan chéo, tạo ra một loại vải có độ dày cao hơn so với các loại vải thông thường. Mặc dù có độ bền cao, nhưng vải Twill vẫn giữ được đặc tính mềm mại và bóng mượt độc đáo của nó, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến.

Khác biệt với loại vải Satin, vải Twill có độ bóng mượt riêng biệt, tạo ra một vẻ ngoại hình khác nhau, điều này làm cho nó phù hợp với nhiều nhà thiết kế và độ tuổi khác nhau.

Lụa đũi

Lụa đũi là một loại vải truyền thống của Việt Nam, được tạo ra thông qua quá trình dệt từ sợi tơ tằm và sợi thô. Bề mặt của vải có độ thô ráp, tuy nhiên, lại rất mềm mại và mang lại cảm giác thoáng mát khi mặc. 

Vải đũi lụa đặc trưng với sự đa dạng về màu sắc và họa tiết, từ những thiết kế đơn giản đến những mẫu cầu kỳ. Điều này tạo nên vẻ đẹp giản dị nhưng đồng thời không kém phần tinh tế cho người mặc.

Lụa phi bóng

Vỉa lụa phi bóng hay có tên gọi ngắn gọn hơn là vải phi, là sự kết hợp của 3 loại sợi đó là sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose. Việc này tạo ra một chất liệu vải với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với việc kết hợp chỉ một loại sợi. Độ bóng của vải là sự hòa quyện giữa tính chất bóng mượt của sợi tự nhiên và sợi polyester, tạo ra từng lớp vải láng bóng và mềm mại khi cầm trên tay.

Trơng thời trang, lụa phi bóng có thể được dùng để may áo sơ mi cổ nơ hay váy ngủ mang đến vẻ đẹp gợi cảm và quyến rũ. Ngoài ra, lụa phi bóng còn được sử dụng để may đồ bơi, nơ tóc, cài tóc… mang đến vẻ đẹp sang trọng và quý phái cho người mặc.

Lụa nhung

Vải lụa nhung là loại vải được kết hợp từ vải lụa và lớp nhung chiffon bên trên. Vải có bề mặt mềm mại, óng ánh, lung linh, rất thích hợp cho các trang phục trang trọng, váy, áo choàng và mấn đội đầu. Đặc biệt, với lớp nhung mỏng giúp cho bộ trang phục có khả năng giữ nhiệt tốt, rất thích hợp để may các trang phục mùa đông.

Ứng dụng của vải lụa trong cuộc sống thường ngày

Trong ngành thời trang

Vải lụa được chọn may phổ biến trong thời trang với đa dạng các loại trang phục như áo sơ mi, đồ ngủ lụa, đầm lụa hằng ngày và vào dịp đặc biệt như Tết. Trang phục truyền thống như áo dài từ lụa đang rất được ưa chuộng và được nhiều chị em diện đi chơi, đi chụp hình. Sự mềm mại của vải silk không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, mà còn tôn lên vẻ nữ tính và thanh lịch cho người mặc.

May trang phục bằng vải lụa mang lại sự thanh lịch và nữ tính
May trang phục bằng vải lụa mang lại sự thanh lịch và nữ tính

Lụa không chỉ trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong thời trang mà còn là điểm nhấn tinh tế trên các phụ kiện, nhất là ở khăn quàng cổ và cà vạt. Khăn quàng cổ và cà vạt không chỉ là một món đồ thời trang mà còn là điểm nhấn thu hút ánh nhìn đặc biệt là với tiếp viên hàng không. Những phụ kiện từ vải lụa là những chi tiết nhỏ giúp tôn lên ngoại hình và thể hiện được sự đầu tư của hãng hàng không cho đội ngũ nhân viên.

Vải lụa được dùng đẻ may phụ kiện thời trang tạo điểm nhấn cho bộ đồng phục
Vải lụa được dùng đẻ may phụ kiện thời trang tạo điểm nhấn cho bộ đồng phục

Trong thiết kế nội thất

Chất liệu lụa là một lựa chọn phổ biến được sử dụng để làm ga giường, bọc ghế hoặc rèm cửa tại nhiều không gian khác nhau như khách sạn, resort hoặc tiệm spa, mang đến một không gian thẩm mỹ sang trọng, đẳng cấp và tạo sự thư giãn cho khách hàng.

Chất lụa là một trong những loại vải được dùng nhiều để trang trí nội thất cho khách sạn và resort
Chất lụa là một trong những loại vải được dùng nhiều để trang trí nội thất cho khách sạn và resort

Vải lụa giá bao nhiêu?

Giá vải lụa tơ tằm dao động từ 120.00 0VND/m đến 1.000.000 VND/m, tùy thuộc vào loại vải, khổ vải và độ dày của vải:

  • Lụa trơn mỏng: 120.000 VND – 160.000 VND/m (khổ 90cm)
  • Lụa dày: 400.000 VND/m (khổ 90cm)
  • Lụa trơn mỏng: 180.000đ – 400.000 VND/m (khổ 120cm)
  • Lụa dày: 450.000 VND/m (khổ 120cm)
  • Lụa in: 240.000đ – 1.000.000 VND/m (khổ 120cm)

Cách bảo quản vải lụa đúng cách

  • Giặt tay nhẹ nhàng, tránh sử dụng máy giặt sẽ tác động mạnh gây hỏng sợi tơ
  • Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh và quá nhiều, vì sợi tự nhiên nên có cấu trúc mềm mại, dễ bị hư hỏng
  • Không vắt đồ quá mạnh, nhằm giữ cho vải được óng mịn và mềm mại
  • Không phơi dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp để giữ độ bền màu cho vải lụa tơ tằm

Phân biệt vải lụa tơ và vải phi bóng

Đặc điểm Vải lụa tơ Vải phi bóng
Chất liệu Sợi tơ tằm tự nhiên Vải polyester hoặc viscose
Độ mềm mại Mềm mại và óng ả do được dệt từ sợ tự nhiên Ít mềm mại hơn vải silk từ tơ
Độ bóng Độ bóng nhẹ hơn so với vải phi bóng Độ bóng cao hơn so với vải lụa tơ
Khả năng thấm hút mồ hôi Tốt hơn so với vải phi bnay Kém do tính chất sợi không thấm hút tốt
Khả năng nhăn Nhăn nhẹ Ít nhăn
Độ bền Cao Trung bình
Giá thành Giá cao hơn vải phi bóng cũng như hầu hết các loại vải khác Giá thấp hơn so với vải tơ lụa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
.