Vải polyester là chất liệu được dùng trên thế giới nhiều nhất

Các thông tin xoay quanh vải polyester có thể bạn chưa biết

Bình chọn

Vải polyester là một trong các loại vải được chọn may phổ biến trong ngành công nghiệp dệt may hiện nay. Đây là một loại sợi tổng hợp có độ bền cao và được ứng dụng rộng rãi từ ngành thời trang đến trang trí nội thất. Hãy cùng Thiên Trang Đồng Phục tìm hiểu thêm về tính năng và đặc điểm ưu việt của chất sợi polyester ngay tại bài viết này nhé.

Vải polyester là vải gì?

Vải polyester (vải PE) là một loại sợi tổng hợp từ sợi polyester, có khả năng cách nhiệt, cách điện tốt nên thường được dùng để may chăn, ga. Đặc tính nổi bật của loại vải này là khả năng kháng khuẩn, chống thấm nước nên được sử dụng để may áo mưa, ví, balo chống nước, bạt,…

Vải polyester là loại sợi tổng hợp được lựa chọn phổ biến nhất
Vải polyester là loại sợi tổng hợp được lựa chọn phổ biến nhất

Nguồn gốc của vải polyester

Vải polyester là một loại vải được tổng hợp từ dầu mỏ hoặc than đá. Loại vật liệu này trong hóa học là Ethylene, một loại nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhựa, cao su được trùng hợp để tạo thành polymer polyester và kéo sợi. Bên cạnh việc sản xuất ra vải PE, vải polyester cũng là một thành phần chính của vải tuytsi mang lại nhiều sự lựa chọn khác nhau trong may mặc. 

Quy trình làm ra vải polyester

  • Bước 1: Phản ứng trùng hợp
  • Bước 2: Sấy khô sợi polyester
  • Bước 3: Đùn sợi
  • Bước 4: Kéo sợi
  • Bước 5: Cuốn sợi 

Ưu điểm của vải polyester

Loại vải PE là một loại vải phổ biến trên thế giới có nhiều ưu điểm nổi bật. Với độ bền cực cao, có khả năng chống nhăn, chống thấm nước và chống cháy rất tốt. Các đặc điểm này giúp vải polyester không bị co rút và dễ dàng bảo quản sau khi mặc và giặt giũ.

Chất liệu vải polyester có khả năng chống nước cực tốt
Chất liệu vải polyester có khả năng chống nước cực tốt

Nhược điểm của vải polyester

Vải polyester có khả năng thấm hút không được tốt như các loại vải từ sợi tự nhiên như vải cotton, vải tuyết mưa hoặc vải linen. Chính vì thế vải PE này làm cho người mặc có phần cảm thấy hơi bí bách do có độ dày cao và nóng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.

Quá trình sản xuất polyester sử dụng rất nhiều chất hóa học và có thành phần từ nhựa nhiều vì thế, loại vải này có khả năng phân hủy sinh học kém, không thể phân hủy một cách nhanh chóng. Để giảm nhược điểm này, người ta thường kết hợp vải polyester cũng như vải kaki thun thường được pha với chất liệu khác như cotton, spandex để cải thiện chất lượng vải cũng như tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.

Gợi ý các loại sợi vải polyester trên thị trường

Sợi thô

Sợi thô polyester được biết đến với độ bền cao và khả năng chống mài mòn tốt, đồng thời bao gồm cả tính chất thấm hút kém giống như vải nhung thun. Vì thế làm cho loại vải polyester thô này được ưa chuộng trong việc may khăn trải bàn, bạt, cặp,… Những vật dụng cần khả năng chống mài mòn và độ bền lâu cao.

Vì khả năng hút ẩm của sợi thô polyester không cao nên trong trường hợp này, thường được kết hợp với các sợi tự nhiên khác để tăng khả năng hút ẩm giúp đem lại cảm giác thông thoáng và không bị bí khi mặc lên người.

Sợi xơ

Dạng sợi xơ PE được chế tạo thông qua quy trình xử lý và kết cấu đặc biệt giúp cho vải xơ polyester có độ bền trung bình, không cao bằng sợi filament. Mặc dù loại sợi này không có khả năng hút ẩm cao như các loại sợi tự nhiên nhưng với tính chất chống nhăn tốt đã giúp vải từ sợi xơ trở thành sự lựa chọn phổ biến trong sản xuất và đồ gia dụng như khăn, ga giường, gối, ga nệm,…

Sợi filament

Vải sợi filament có đặc tính bền lâu cao nhất trong các loại chất vải polyester giúp duy trì hình dạng và độ mới ban đầu của sản phẩm. So với những loại sợi khác, sợi filament polyester có khả năng thấm hút kém nhất và ít bị xù lông nên thường được ứng dụng để may áo khoác ngoài ngoài hoặc chăn ga

Sợi fiberfill

Mặc dù sợi fiberfill có độ bền thấp và khả năng thấm hút kém nhưng trong những ứng dụng như lưng đệm gối, bông, mút, lớp đêm và sản phẩm gia dụng không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, thì loại sợi này vẫn cung cấp sự hữu hiệu trong việc tạo độ mềm mại và đàn hồi cho sản phẩm.

Gợi ý các loại sợi cấu tạo nên vải polyester thường thấy nhất
Gợi ý các loại sợi cấu tạo nên vải polyester thường thấy nhất

Vải polyester có giá bao nhiêu?

Để tạo cho loại vải polyester có thêm những tính năng riêng biệt, loại vải PE thường được kết hợp thêm các thành phần  như spandex, viscose hoặc cotton. Chính vì vậy giá thành của các loại vải PE cũng sẽ chênh lệch nhau trên thị trường. Dưới đây là một số mức giá của các loại vải phổ biến hiện nay:

  • Polyester co giãn 4 chiều: 70.000 VND – 80.000 VND/kg
  • Polyester co giãn 2 chiều: 55.000 VND – 70.000 VND/kg
  • Polyester làm lót trong: 12.000 VND – 20.000 VND/kg

So sánh vải polyester với vải cotton

Đặc điểm Vải polyester Vải cotton
Nguồn gốc Sợi tổng hợp Sợi tự nhiên
Độ lâu bền Cao hơn nhiều so với chất cotton Có độ bền trung bình, bị giãn sau 1 thời gian sử dụng
Khả năng thấm hút Thấm hút kém hơn vải cotton Thấm hút tốt hơn nhiều so với vải PE
Khả năng chống nhăn Chống nhăn tốt Chống nhăn kém nhiều so với sợi PE
Khả năng co rút Không bị co rút trong nhiều điều kiện Co rút ít nhưng vẫn kém hơn sợi polyester
Khả năng chịu nhiệt Tốt Kém
Giá cả Có giá cả ở mức trung bình so với các loại vải cotton Giá thành rẻ và thấp hơn so với vải PE

Ứng dụng của vải polyester

Chất vải polyester được sử dụng phổ biến trong cuộc sống thường ngày như được may làm áo mưa, bạt, cặp sách, ví tiền chống thấm nước. Các loại vải pha sợi được sử dụng để may áo quần, các loại chăn ga gối đệm hoặc dùng để bọc ghế hoặc may rèm trong trang trí nội thất.

Đối với các loại quần áo cần độ bền cao như quần áo bảo hộ hoặc quần áo thể thao, vải có chất liệu polyester là một sự lựa chọn tốt hơn vải linen trong việc chống nhăn, chống co rút với độ bền cực cao, giúp cho người mặc chịu được nhiều tác động bên ngoài của môi trường.

Ứng dụng của vải polyester trong cuộc sống
Ứng dụng của vải polyester trong cuộc sống

Hướng dẫn bảo quản vải polyester lâu bền

  • Có thể dùng nước lạnh hoặc nước ấm để làm sạch. Sử dụng nước ấm trong các trường hợp muốn loại bỏ các vết bẩn dễ dàng và nhanh chóng trên vải polyester nhanh hơn
  • Giặt nhẹ nhàng hoặc quay máy giặt ở chế độ thấp
  • Không nên phơi trang phục bằng vải PE dưới ánh nắng trực tiếp, vì sẽ khiến vải bị khô cứng sau khi phơi

Tác động của vải polyester tới môi trường

Quần áo làm từ sợi PE có thể gây ô nhiễm môi trường khi được giặt. Trong quá trình giặt, sợi vải polyester thường bị vỡ và thải ra môi trường một lượng nhựa khá lớn. Những sợi nhựa này sau đó có thể nhập vào hệ sinh thái biển, tác động đến sinh vật biển và cả con người.

Ngành thời trang nhanh đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Sự sản xuất quần áo hàng loạt với giá rẻ thúc đẩy người tiêu dùng thay đổi quần áo thường xuyên, tạo ra lượng lớn chất thải dệt may thải ra môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
.