Tổng hợp các công việc của quản lý spa

Gợi ý các công việc của quản lý spa chuyên nghiệp và mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Để vận hành tốt một cơ sở spa, công việc của quản lý spa được đánh giá rất quan trọng trong việc chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động diễn ra trong tiệm làm đẹp và đảm bảo được chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh được tốt nhất có thể bên cạnh bộ đồng phục spa. Sau đây, Đồng Phục Thiên Trang sẽ chia sẻ chi tiết về nghề quản lý thẩm mỹ viện, spa ngay tại bài viết này.

Mô tả công việc của quản lý spa chi tiết

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Quản lý spa cần đảm bảo khách hàng được tiếp đón một cách chu đáo và chuyên nghiệp nhất, cần hướng dẫn đội ngũ nhân viên hoạt động chuyên nghiệp để đem lại sự hài lòng cho khách hàng. 

Đồng thời, công việc của quản lý spa khi có các vấn đề phát sinh, khiếu nại từ khách hàng đó là thể hiện sự quan tâm và lắng nghe khách hàng, từ đó đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

Quản lý, giám sát nhân sự

Việc quản lý nhân sự tốt là yếu tố quan trọng trong việc vận hành spa, chính vì thế người quản lý spa thường xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp bằng cách tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn cao và định hướng công việc rõ ràng cho nhân viên để họ làm đúng vai trò được giao.

Bên cạnh các công việc trên, người điều hành spa còn có nhiệm vụ giám sát nhân viên làm việc hiệu quả và đúng tiến độ. Nếu  gặp khó khăn, quản lý cần hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời.

Xây dựng chiến lược bán hàng và marketing

Công việc của quản lý spa trong việc bán hàng là cần có chiến lược và marketing phù hợp đối với nhóm khách hàng mục tiêu. Chiến lược này cần bao gồm các hoạt động như nghiên cứu khách hàng, lựa chọn kênh phân phối và chiến lược bán hàng sao cho phù hợp với từng nhóm khách hàng. 

Đối với các gói dịch vụ như chăm sóc da, massage, trị liệu,… manager spa cần có chiến lược bán hàng riêng biệt để phù hợp với nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng khi sử dụng dịch vụ spa.

Đào tạo nhân viên

Người quản lý tiệm làm đẹp là người hướng dẫn nhân viên các yêu cầu và quy trình làm việc của spa khi họ mới nhận việc. Đồng thời, theo dõi và đánh giá nhân viên theo theo từng giai đoạn để có lộ trình đào tạo phù hợp.

Đào tạo nhân viên làm việc là một trong các công việc của quản lý spa
Đào tạo nhân viên làm việc là một trong các công việc của quản lý spa

Quản lý tài chính của spa

Người điều hành spa cần lập ra các kế hoạch tài chính hàng tháng, năm, báo cáo các hoạt động mua dụng cụ, chăm sóc da, dầu dưỡng, mỹ phẩm,… Đồng thời, công việc của quản lý spa phải theo dõi tình hình thu chi thường xuyên để giúp họ nắm được tình hình tài chính, tránh sử dụng vượt mức ngân sách đã đề ra.

Xử lý các công việc hành chính

Đối với các công việc hành chính, người quản lý có nhiệm vụ chịu trách nhiệm giám sát và giải quyết tất cả các hoạt động tại spa từ nhân viên cho đến khách hàng. Ngoài ra, manager spa còn phải đảm bảo rằng các máy móc, thiết bị spa luôn trong tình trạng hoạt động tốt và tiến hành bảo dưỡng định kỳ để không phát sinh vấn đề khác trong quá trình làm việc.

Công việc của quản lý spa là quản lý các việc hành chính
Công việc của quản lý spa là quản lý các việc hành chính

Thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên

Một tập thể làm việc tốt phải có một tinh thần làm việc năng động và tinh thần gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Môi trường làm việc tích cực là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Người quản lý có thể khen thưởng đối với nhân viên để tăng sự khích lệ và động lực làm việc đối với họ.

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp

Môi trường làm việc cần có tổ chức, quy tắc và sự tôn trọng giữa các nhân viên và đối với khách spa cũng vậy. Công việc của quản lý spa giúp tạo sự chuyên nghiệp và ấn tượng tốt đối với khách làm đẹp, từ đó góp phần nâng cao độ uy tín cho thẩm mỹ viện, spa.

Quản lý spa chuyên nghiệp cần có các yếu tố gì?

Kiến thức chuyên ngành spa

  • Có kiến thức sâu về quy trình, kỹ thuật, sản phẩm và các dịch vụ spa
  • Có chuyên môn về cách chăm sóc da, massage, trị liệu
  • Hiểu biết rõ về các thành phần dược liệu, mỹ phẩm
  • Kỹ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng

Kỹ năng về quản lý

  • Người điều hành spa cần có kỹ năng quản lý về nhân sự giúp cho việc xây dựng đội ngũ làm việc có chuyên môn về các kỹ năng spa, massage cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Khả năng quản lý chi tiêu, doanh thu và lợi nhuận của manager spa cần có để đảm bảo quản lý tài chính spa ổn định, không bị hao hụt.
  • Manager spa cần có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tốt cho nhân viên spa, khách hàng và đối tác hiểu được ý muốn truyền đạt.
  • Khả năng xử lý tình huống nhạy bén, nhanh chóng cần có để người quản lý spa đưa ra phương án sử lý tốt nhất khi khách hàng phản ánh.
  • Khả năng lãnh đạo, dẫn dắt tốt giúp cho nhân viên hoạt động và làm việc có hiệu quả, từ đó tăng hiệu suất công việc

Hỏi đáp về công việc của quản lý spa

Vị trí quản lý spa cần kinh nghiệm bao nhiêu năm?

Thời gian trung bình sẽ mất khoảng 5 – 6 năm để đạt được vị trí quản lý spa khi đi lên từ một kỹ thuật viên spa. Bên cạnh đó, nếu cố gắng kiên trì, trau dồi kiến thức và kỹ năng thì có thể đẩy nhanh tiến độ từ 1 – 2 năm để trở thành một manager spa.

Mức lương của quản lý spa là bao nhiêu?

Thông thường mức lương của quản lý spa sẽ dao động từ 10 – 15 triệu/tháng. Đây là mức lương cứng, chưa bao gồm các khoản bên ngoài khác như đạt KPI, hoa hồng, tiền thưởng,… Nếu tính thêm các khoản khác, công việc của quản lý spa có thể sẽ mang lại thu nhập trung bình hàng tháng lên tới 20 triệu đồng tùy vào năng lực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
.