Vải len là một trong các loại vải giữ ấm được lựa chọn phổ biến nhất

Tìm hiểu về vải len và các loại len được ƯA CHUỘNG hiện nay

Bình chọn

Vải len là một trong các loại vải được sử dụng nhiều khi thời tiết trở lạnh. Chất liệu len này không những là một sự lựa chọn mang tính thẩm mỹ mà còn là một cách hiệu quả để giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ xuống thấp. Hiểu được điều đó, Đồng Phục Thiên Trang sẽ cung cấp thêm những thông tin xoay quanh về chất liệu len ngay tại bài viết này.

Vải len là vải gì?

Vải len là loại sợi tự nhiên có nguồn gốc từ lông động vật như cừu, dê, lạc đà, thỏ,… Đặc tính vượt trội của len là cách nhiệt và cách điện tốt, vì thế có khả năng giữ ấm tốt cho cơ thể. Do đó, được ưa chuộng trong việc sản xuất các bộ quần áo, chăn ga mùa lạnh

Các loại vải len được tổng hợp từ sợi vải polyester hoặc acrylic là những nguyên liệu nhân tạo nên giá thành sẽ thường thấp và không có khả năng giữ ấm bằng các loại len từ động vật. 

Vải len là loại vải có khả năng cách nhiệt và cách điện được chọn may nhiều nhất
Vải len là loại vải có khả năng cách nhiệt và cách điện được chọn may nhiều nhất

Nguồn gốc xuất xứ của vải len

Chất vải len (tên tiếng anh là vải Wool) là loại vải đầu tiên có nguồn gốc từ bộ lông động vật được phát hiện khoảng 4000 năm trước Công nguyên tại Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực Địa Trung Hải. Lúc này, người ta thu thập lông của cừu sau đó loại bỏ bụi bẩn gọi là xơ len.

Mãi cho đến những năm 3000 – 1000 trước Công nguyên, vải Wool được sử dụng phổ biến khắp Châu Âu. Nhờ các công nghệ tiên tiến, các loại chất liệu tự nhiên như len, vải lanh hoặc vải umi cũng được cải tiến và trở nên hoàn thiện hơn.

Các loại vải len từ lông động vật có độ ấm áp và mềm mại khi sử dụng
Các loại vải len từ lông động vật có độ ấm áp và mềm mại khi sử dụng

Đặc tính của vải len

Ưu điểm nổi bật của vải len

  • Bề mặt mềm mại, ít bị nhăn 
  • Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc lên
  • Độ co giãn và khả năng đàn hồi cao, ít bị bai dão sau khi sử dụng
  • Khả năng giữ nhiệt và cách điện rất tốt, dùng để may các trang phục vào mùa đông
  • Không gây ngứa hoặc khó chịu khi mặc trên da
  • Có độ bền cao, vải khó bắt lửa và cháy khá chậm

Nhược điểm của vải len

  • Dễ bị rách khi một sợi len bị đứt, do có tính mềm dẻo và liên kết cao
  • Khả năng thấm nước rất cao do có cấu trúc xốp sẽ làm cho vải len thay đổi trọng lượng khi hút nước, gây bất tiện và khó khăn trong việc giặt sấy đồ.
  • Khó bảo quản, dễ bị rụng lông như chất len lông thỏ

Quy trình sản xuất vải len

  • Bước 1: Cắt lông cừu, lạc đà,.. gọn từ thân chúng
  • Bước 2: Làm sạch lông, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất
  • Bước 3: Phân loại chất lượng lông dựa theo độ mịn, độ dày, độ đàn hồi
  • Bước 4: Chải lông để loại bỏ lông bị rối thành cục
  • Bước 5: Quay sợi bằng máy kéo sợi

Các loại vải len được sử dụng phổ biến

Hiện nay, len có thể được tổng hợp từ lông động vật hoặc sợi len nhân tạo có thành phần sợi giống như các loại vải cotton, vải spandex, vải polyester,… Nhưng vải sợi wool có nguồn gốc từ động vật có khả năng giữ ấm và mềm mại hơn cả, dưới đây là tổng hợp về các loại vải len có nguồn gốc từ động vật tốt nhất:

Len Merino

Merino là một loại len có thành phần từ bộ lông của cừu Merino chủ yếu được chăn thả tại Úc và Newzealand. Cừu Merino nổi tiếng với chất lượng bộ lông cao và khả năng chịu lực tốt hơn so với hầu hết các sợi len khác. Chính vì thế, loại vải len dệt kim này tạo thành cấu trúc co giãn và khả năng chống mùi tốt, được ứng dụng nhiều trong các hãng thời trang nổi tiếng.

Len Cashmere

Loại len Cashmere có nguồn gốc từ dê Cashmere, vùng núi cao Himalaya. Thời La Mã, đây là một loại vải sợi quý hiếm chỉ được sản xuất cho các vị vua. Dãy núi Himalaya có khí hậu lạnh hơn các vùng khác chính vì thế bộ lông của những con dê sẽ hình thành lên lớp lông cực dày và mịn để tránh cái lạnh xuống tới âm 40 độ.

Với nguồn cung cấp hạn chế cùng với công đoạn sản xuất tốn nhiều thời gian, loại vải len Cashmere này có giá thành đắt đỏ, được nhiều người tìm kiếm. Độ bền của len wool này cũng có khả năng duy trì hình dáng và độ bền cao, tạo nên sản phẩm có chất lượng và phong cách thanh lịch.

Len Mohair

Vải sợi từ len Mohair là một loại chất liệu mềm mại và bền bỉ cho trời đông. Vải len dệt kim nguồn gốc từ dê Angora này nổi tiếng với độ dày, có những gợn sóng tự nhiên, từ đó tạo nên độ mềm mại, bóng mượt độc đáo cho bộ trang phục làm từ vải Wool.

Len Alpaca

Alpaca là loại len độc đáo có nguồn gốc từ lạc đà Nam Mỹ. Chất wool từ lạc đà này có hầu hết các tính chất nổi bật của len lông cừu nhưng có trọng lượng nhẹ hơn, mang lại cảm giác thoải mái và không quá nặng cho người mặc. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết có sự chênh lệch giữa ngày và đêm lớn nên Alpaca có bộ lông mềm mịn và ấm hơn so với các bộ lông khác.

Thông thường, bộ lông của Alpaca có thể được pha với len Merino để dệt thành sợi Alpaca chất lượng. Vải sợi len Alpaca được quấn thành cuộn và sử dụng rộng rãi trong đan móc.

Len Angora

Thỏ Angora Thổ Nhĩ Kỳ được nuôi dài lông, được cắt tỉa và xử lý để tạo thành sợi Wool. Với đặc điểm là mềm mại và nhẹ nhàng khi mặc, vải Wool trở thành một trong những chất liệu đắt giá nhất do quá trình sản xuất cần nhiều công đoạn và sự tỉ mỉ. Khi sử dụng len Angora, cần chú ý không nên giặt bằng nước nóng để tránh làm co vải, làm mất hình dáng ban đầu của quần áo.

Gợi ý các loại vải len được sử dụng nhiều nhất
Gợi ý các loại vải len được sử dụng nhiều nhất

Len nguyên chất (Wool Virgin)

Đàn cừu khi đến kỳ thay lông lần đầu tiên sẽ tạo thành những loại len nguyên chất, loại vải sợi được lấy lần được lấy lần đầu bởi cừu non thường mềm mại, mịn màng hơn so với lông cừu trưởng thành. Cùng với đó, len nguyên chất thường ít lẫn tạp chất, có độ bền lâu, tạo ra chất liệu vải độc đáo và đặc biệt.

Len lạc đà

Do môi trường sống của lạc đà thường ở các vùng sa mạc hoặc bán sa mạc, chính vì thế bộ lông của chúng thường dài để bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời cũng như giữ ấm khi nhiệt độ giảm xuống thấp về đêm.

Lông lạc đà có hai lớp và được thu hoạch bằng cách cắt tỉa. Sau đó, lông này được phân loại để tạo ra nhiều loại vải len với chất lượng khác nhau. Chất sợi wool từ lông lạc đà thường được sử dụng để may áo len và khăn quàng cổ nhằm giữ ấm cho người mặc.

Len lông cừu

Lông cừu là một trong những nguồn nguyên liệu lâu đời nhất để tạo ra vải sợi len từ động vật. Với việc chăm sóc và nuôi dễ dàng, cừu thường được chăn nuôi rộng rãi hơn so với các loại động vật khác như lạc đà hoặc dê.

Do đó, lông cừu được ứng dụng phổ biến trong việc sản xuất nhiều loại trang phục và đồ dùng khác nhau. Trong lĩnh vực đồ dùng gia đình và thiết kế nội thất, chất wool từ lông cừu thường được dùng để may bọc ghế hoặc thảm, mang lại cảm giác mềm mại và sang trọng cho không gian.

Len Cheviot

Đối với trang phục mùa đông, vải len Cheviot nổi bật với kết cấu mờ đặc trưng, tạo nên sự khác biệt so với các loại vải khác. Tại quần đảo Falkland, chăn nuôi cừu Cheviot là một ngành công nghiệp quan trọng, tập trung vào việc sản xuất len chất lượng cao để xuất khẩu.

Len Qiviut

Bắc Cực là trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên trái đất là nơi bò xạ hương sinh sống. Để chống lại điều kiện khắc nghiệt ấy, lớp lông dày và thô của bò xạ hương có khả năng cách nhiệt gấp 8 lần so với len từ lông cừu. 

Đặc tính cách nhiệt vượt trội của loại vải Wool này khi kết hợp với tính chất mềm mại tạo ra một giải pháp giữ ấm tuyệt vời trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Điều này đã biến len Qiviut trở thành một trong các loại vải len giữ ấm quý hiếm và hiệu quả nhất hiện nay.

Ứng dụng của vải len 

Trong lĩnh vực may mặc thời trang

Với sự kết hợp của nhiều ưu điểm như khả năng giữ ấm tốt, độ mềm mại và sự đa dạng trong nguồn nguyên liệu, vải len trở thành lựa chọn phổ biến cho việc may các loại trang phục mùa đông như áo khoác, khăn quàng cổ và mũ len. Các loại vải từ len động vật này được ứng dụng không chỉ trong trang phục hàng ngày mà còn với thời trang cao cấp.

Chất len thường được dùng để may áo len giữ ấm trong mùa đông lạnh
Chất len thường được dùng để may áo len giữ ấm trong mùa đông lạnh

Trong lĩnh vực trang trí nội thất

Vải len được ứng dụng linh hoạt trong không gian phòng, ví dụ như được sử dụng để làm thảm chân, bọc ghế hoặc trang trí rèm cửa, tạo điểm nhấn cho không gian nội thất.

Ứng dụng của len trong việc trang trí không gian phòng
Ứng dụng của len trong việc trang trí không gian phòng

Trong lĩnh vực làm đồ handmade

Đối với những người đam mê sáng tạo và yêu thích trong việc ra những món đồ thủ công bằng tay, đan móc là một trong những bộ môn không thể bỏ qua. Sợi wool đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên những sản phẩm handmade như áo, mũ hay móc khóa riêng biệt và độc đáo.

Sợi len được sử dụng trong đan móc làm đồ handmade độc đáo
Sợi len được sử dụng trong đan móc làm đồ handmade độc đáo

Cách nhận biết vải len chất lượng

  • Khi quan sát bằng mắt thường: Bề mặt vải thường hay xù lông, chất vải dày dặn và có phần hơi cứng
  • Khi cảm nhận bằng tay: Cảm nhận trên tay mềm mại và êm ái, khi vò mạnh sẽ không để lại vết nhăn
  • Khi kiểm tra bằng nhiệt độ cao: Len chất lượng sẽ khó bắt lửa, khi cháy tạo ra tro đen và mùi khét và hơi nồng bởi protein bị phân hủy bởi nhiệt.
  • Kiểm tra bằng độ co giãn: Có độ co giãn tốt, khi kéo ra sẽ thấy sợi vải dài ra và co lại khi thả tay.

Hướng dẫn bảo quản vải len như mới

Nên phơi áo trên mặt phẳng hoặc túi lưới rồi phơi khô ở nơi có gió, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp để giữ cho áo được lâu bền và không bị chảy dài, mất form dáng ban đầu.

Nên giặt đồ từ vải len nhẹ nhàng bằng tay, không nên vò hoặc sử dụng bàn chà quá mạnh, làm cho các sợi vải bị tước ra khỏi bề mặt. Đồng thời, sử dụng nước giặt chuyên dụng để giữ cho bộ trang phục kéo dài tuổi thọ hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
.